Thứ Ba, 27 tháng 12, 2016

Ý nghĩa tranh Vinh Quy Bái Tổ

Xã hội Việt Nam từ xa xưa đã gắn liền với nông nghiệp và  văn hóa xóm làng cũng bắt đầu từ đó. Mọi người trong làng thường có mối liên hệ khá thân thiết do đó mà việc con cái thành đạt trở về quê là điều giúp những bậc sinh thành nở mày nở mặt với mọi người trong làng. Trước kia, việc thi cử khó khăn, ba năm mới có một khoa, số sĩ tử được chấm đậu không nhiều, nên các vị tân khoa khi vinh quy bái tổ được đón rước rất trọng thể.

Ý nghĩa tranh Vinh Quy Bái Tổ

Tranh Vinh Quy Bái tổ là một dòng tranh dân gian thường được những người kinh doanh hay thành công treo trong nhà vừa như một cách để báo hiếu cha mẹ, mang thanh danh về cho gia đình, thể hiện được truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam ta. Tranh thường làm từ các loại gỗ quý hiếm có giá trị cao, được làm kỹ và chạm khắc nhiều nét tinh xảo cầu kì bởi bàn tay của các nghệ nhân.


Tục lệ Vinh Quy Bái Tổ có từ khi nào?

Theo sử sách ghi lại vào năm 1484, Vua Lê Thánh Tôn ban lệ “Bia Đá Đề Danh”, nghĩa là ghi lại danh tính của các tân khoa tiến sĩ trong các kỳ thi, bằng cách khắc vào bia đá, dựng ở Văn Miếu tại cố đô Thăng Long, để tên tuổi của họ lưu danh muôn thuở. Đã có 117 bia đá khắc tên 117 vị trạng nguyên đã được lưu dấu tại Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội, nhưng do thời gian dài và sự tàn phá từ thiên nhiên nay chỉ còn lại 82 bia đá ghi danh. Tuy nhiên đây cũng đủ để nói lên chứng tích coi trọng người tài của triều đình, đồng thời cho thấy đường lối cải cách đất nước đã được cách tân hơn.



Theo tục lệ Vinh Quy Bái Tổ thì: Đậu Tú tài được hàng xã đón rước, đậu Cử nhân được hàng tổng đón rước, đậu Đại khoa (từ Phó bảng trở lên) được hàng huyện đón rước.Sau khi thi, kết quả sẽ được người trong triều tới báo tin về làng và làng cử ngay người đến gặp vị Tân Khoa để xin ấn định ngày Vinh Quy Bái Tổ. Vị Tân Khoa khi trở về làng được Vua ban cho rất nhiều thứ từ yến tiệc, mũ áo, cân đai và những phúc lợi tiền bạc khác. Người trở về làng được đám đông đón rước rất long trọng và có trống đánh hiệu dọc đường. Thứ tự đoàn rước Vinh Quy Bái Tổ theo thứ tự gồm có cờ quạt, đến cờ biển vua ban tiếp đó là trạng nguyên cưỡi ngựa lọng che trên đầu cùng bốn lính hầu cầm quạt vây quanh. Nếu vị tân khoa đã có vợ thì người vợ cũng được đón rước bằng lọng, trong nhiều đám rước Vinh Quy Bái Tổ còn có mặt của người thầy dạy và cha mẹ của vị đó.


Tranh gỗ Vinh Quy Bái Tổ nên treo ở đâu?
Có thể thấy được việc được Vinh Quy Bái Tổ là một điều tuyệt vời mà ai cũng mong muốn đạt được. Do đó các gia đình nên treo tranh gỗVinh Quy Bái Tổ ở những vị trí dễ thấy trong phòng khách, gian chính nơi các thành viên trong gia đình thường tụ họp hay ở nhà thờ cổ của dòng họ như một cách để nhắc nhở con cháu trong nhà cũng phải biết cố gắng phần đấu học hỏi để sau này thành đạt không chỉ tốt cho chính bản thân mà còn cho cha mẹ và dòng họ nữa.

Thứ Năm, 22 tháng 12, 2016

Tổn hại sức khoẻ từ “tranh thêu chữ thập”



SKĐS - Đơn giản, dễ thêu, cần sự kiên nhẫn hơn là khéo léo, thành phẩm đẹp mắt mà lại hợp với túi tiền…, tranh thêu chữ thập vì thế ngày càng trở nên hút khách. Dù được cảnh báo ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng như có thể mắc các bệnh về mắt, về xương khớp, đau dây thần kinh tọa, đau lưng do ngồi nhiều, nhiễm các chất độc từ mầu nhuộm, phẩm mầu trên vải, trên chỉ thêu… Nhưng kì lạ rằng loại tranh này vẫn đang khiến nhiều người “phát sốt”.
“Vẹo người” vì  “nghiện” thêu
Song hành với quá trình hình thành và phát triển của đất nước, nghề thêu tranh tay truyền thống cũng trải qua những khúc thăng trầm theo từng giai đoạn lịch sử, nhưng cho đến nay, với giá trị văn hóa, nghệ thuật của mỗi bức tranh thêu tay luôn khiến nhiều người trân trọng, gìn giữ. Nhưng hiện nay, trên thị trường, sự du nhập của loại hình tranh thêu chữ thập đang “gây bão” với các chị em . Tranh thêu chữ thập rất đơn giản, ai cũng có thể thực hiện được chỉ với 10 phút đọc hướng dẫn, bởi vải thêu đã có dập lỗ sẵn, lô thêu đã được lập trình thiết kế theo các mẫu cố định, màu chỉ cũng được đánh số, in màu sẵn lên vải. Và người thêu chỉ cần dò tìm chỉ màu theo bảng hướng dẫn, rồi đưa mũi kim theo hình chữ X. Sau khi thêu xong chỉ cần giặt sạch, phơi khô, đưa ra tiệm, đóng khung, phun nhũ màu lên là hoàn thành thành phẩm đáng “tự hào”. Chính sự đơn giản hóa mọi khâu thực hiện nên bất kể ai muốn cũng có thể tự tạo cho mình một bức tranh cho riêng mình “làm ngơ” đi những nguy hại có thực tới sức khỏe con người dù được cảnh báo khá nhiều.
Tình cờ được bạn giới thiệu, chị Nguyễn Hồng Nhung, 28 tuổi ở 834 Bạch Mai, Hà Nội được tiếp cận với thể loại tranh thêu chữ thập đang “làm mưa, làm gió” trong giới văn phòng, thậm chí cả những người đã ở tuổi lên chức bà nội, bà ngoại. Như nhiều chị em khác, chị Nhung cảm thấy rất dễ chịu khi ngồi thêu, mọi mệt mỏi, stress trong công việc dường như biến mất theo đường kim mũi chỉ. Chị miệt mài đến mức tranh thủ lúc con ngủ, ngồi thêu đến tận 2 - 3h đêm. Kết quả sau gần 5 tháng cặm cụi, chị hoàn thành 4 bức tranh thêu tứ quý hoa, nhưng cũng là lúc chị phát hiện cái lưng đau “đứng không đứng nổi, ngồi không ngồi nổi”, chỉ có nằm nghỉ là dễ chịu.
Đã gần 55 tuổi, chỉ ở nhà chăm chồng chăm con nên chị Đặng Huyền Anh (phố Bà Triệu) là “tỷ phú” thời gian. Từ ngày tiếp cận với những bức tranh thêu chữ thập, chị trở nên bận rộn hẳn. Đã gần 55 tuổi, mắt chị không còn tinh tường nữa nên để thêu được tranh, chị phải đi đo mắt kính với độ cận 1 điốp. Sau gần 3 tháng mải miết với đường kim mũi chỉ, 2 bức tranh to đẹp đã ra đời, nhưng chị lại thấy mắt cứ mờ đi, nhìn vào bức tranh thêu thứ 3 cứ nhòe nhoẹt, chị đi đo lại mắt thì mắt chị đã tăng thêm 1 điốp nữa.
Sau khi hỏi bệnh và thăm khám, ThS Nguyễn Vũ, Khoa Phẫu thuật thần kinh, Bệnh viện Việt Đức kết luận: Chị Huyền Anh bị đau lưng do tư thế ngồi gây vẹo cột sống, co cứng cơ cạnh sống. ThS Nguyễn Vũ phân tích: Khi ngồi lâu ở những tư thế không thích hợp (cúi nhiều, người vặn vẹo...) khối cơ cạnh sống sẽ phải căng lên để giúp cột sống giữ cân bằng cho cơ thể, quá trình này kéo dài làm cho khối cơ cạnh sống căng cứng liên tục. Sự căng cơ liên tục này gây ra hiện tượng như hiện tượng chuột rút ở chân, nó làm cột sống cong vẹo theo và gây ra biểu hiện đau thắt lưng, đôi khi còn gây biểu hiện chèn ép rễ thần kinh ở lỗ ghép gây đau tê chân. Vì vậy, ThS Nguyễn Vũ khuyên chị Huyền Anh tạm xa rời những bức tranh thêu chữ thập mà chị rất yêu thích.
Nhiều trường hợp khác cũng do tư thế ngồi quá lâu gây chèn ép vào hệ thống tĩnh mạch ở vùng tầng sinh môn, cản trở lưu thông máu ở vùng tầng sinh môn. Ngoài ra, việc nhịn đại tiện, nhịn uống nước một cách thường xuyên là nguyên nhân dẫn đến táo bón. Do việc luôn phải gắng sức khi rặn để tống phân ra ngoài tạo sức ép lên hệ thống tĩnh mạch, làm hệ thống này giãn ra và gây bệnh trĩ.
Dù thêu tranh như “tra tấn” là vậy nhưng điều kì lạ rằng các chị em, các mẹ tâm sự rằng vẫn rất “ham”, đang thêu quen tay mà dừng thì cứ “ngứa ngáy”, khó chịu bứt rứt như lên “cơn nghiện”…
“Điếc không sợ súng”
Hiện trên thị trường có nhiều cơ sở buôn bán tranh thêu chữ thập, điều đáng nói là hầu hết các cơ sở này đều không có chứng nhận chứng minh nguồn gốc, chất lượng của sản phẩm. Một nhân viên bán hàng tại một tiệm chuyên về tranh thêu chữ thập trên đường Nguyễn Chí Thanh thản nhiên nói: "Tranh thêu chữ thập đều có xuất xứ từ Trung Quốc, cửa hàng của tụi em bán đều là của công ty, có giấy chứng nhận đảm bảo chất lượng đàng hoàng không như các loại trôi nổi trên thị trường, chị cứ an tâm".
Tranh thêu chữ thập được bày bán tràn lan, ngay ở các cửa hàng có tên tuổi, với giá thành rẻ, mẫu mã đa dạng, thỏa mãn nhu cầu của người mua thuộc mọi lứa tuổi. Dù được các chuyên gia cảnh báo về nguy cơ nhiễm độc khi sử dụng, nhưng tranh thêu chữ thập vẫn đang “hút hồn” nhiều chị em, từ các cô bán hàng ở chợ, nhân viên văn phòng đến các bạn học sinh, sinh viên.
Hiện trên thị trường  đa phần là sản phẩm không có nguồn gốc sản xuất. Chỉ thêu thuộc nhóm vật liệu dệt phải qua kiểm tra chất lượng theo quy định của Bộ Công thương vì có khả năng chứa phẩm màu azo (chất thuộc danh mục cấm) và formandehyt (chất có nguy cơ gây dị ứng, ung thư nếu tiếp xúc nhiều). Còn mẫu vải tranh chữ thập được làm cứng hơn so với vải bình thường bằng hóa chất. Các hóa chất này rất độc hại đối với người thường xuyên tiếp xúc trực tiếp.
Cũng theo các chuyên gia, với thói quen cắn chỉ, mút chỉ khi thêu sẽ làm tăng nguy cơ lây nhiễm các chất có hại có trong chỉ thêu. Ngoài ra, người thêu tranh chữ thập còn có nguy cơ mắc các bệnh về mắt khi thêu tranh nhiều giờ liền, đau cột sống vì ngồi nhiều một chỗ…
Khi được hỏi vì sao biết là hàng Trung Quốc nhưng vẫn bán, chị Hương -chủ cơ sở tranh thêu tay Hướng Hương(chợ nhà xanh) lý giải: “Dù là hàng Trung Quốc, nhưng đến nay vẫn chưa có một kết luận nào từ các cơ quan chức năng rằng nó độc hại cả, khách hàng chuộng, lời lãi nhiều thì mình lấy về bán thôi”.
Theo ThS Trần Thị Thu Dung, Giám đốc Trung tâm thí nghiệm Dệt may (Viện Dệt may): Các amin thơm gây ung thư có thể giải phóng ra từ thuốc nhuộm azo là các chất bị cấm có trong vải. Còn formandehyt cũng được xem là chất có nguy cơ gây ung thư, dị ứng cho người sử dụng. Cả hai chất này đều được Bộ Công Thương quy định là phải kiểm tra đối với các mặt hàng dệt may theo Thông tư số 32/ 2009/TT – BCT. Theo đó, các sản phẩm dệt may được sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh trên thị trường Việt Nam đều phải thực hiện việc kiểm tra chất lượng trước khi lưu thông trên thị trường. Tuy nhiên, bà Dung cũng nhấn mạnh, hiện chưa có bất cứ đơn vị nào nhập khẩu mặt hàng tranh thêu chữ thập có chứng nhận kiểm nghiệm chứng minh đạt tiêu chuẩn các chỉ tiêu trên. Điều nay có thể gây mất an toàn cho người tiêu dùng. Bởi khi thêu, người sử dụng tiếp xúc với vải, chỉ thêu rất lâu. Thậm chí có những người còn mút, vuốt chỉ thêu để xâu kim, hay sử dụng tranh thêu vào các đồ dùng gia đình như gối, chăn, khăn...
Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/doi-song/nguy-co-nhiem-doc-vi-theu-tranh-chu-thap-130612.html

 Tác giả: Tố Như
 ư

Thứ Tư, 7 tháng 12, 2016

6 bức tranh phong thủy nên treo trong phòng khách để xua tan tà khí

1. Tranh hoa mẫu đơn

 Treo tranh hoa mẫu đơn trong phòng khách giúp xua đi sự ảm đạm


Mẫu đơn được coi là loài hoa vương giả ở Trung Quốc thời xưa. Nó tượng trưng cho sự giàu có, phú quý và những điều may mắn, tốt đẹp. Đồng thời nó cũng đại diện cho cả quyền lực. Do vậy, tranh mẫu đơn mang lại một luồng sinh khí dồi dào cho không gian sống nó giúp xua đi sự ảm đạm của căn phòng.

Tuy nhiên, khi treo tranh mẫu đơn, nên treo ở hướng Bắc hoặc hướng Nam. Vì hoa mẫu đơn là Mộc hợp với hành Thủy ở phương Bắc, hành Mộc ở phương Nam. Tránh treo tranh hoa mẫu đơn ở hướng Tây vì đây là hành Kim, khắc.

Ngoài ra hoa mẫu đơn cũng là loại tranh thích hợp để treo trong phòng ngủ nhằm tăng tình cảm của hai vợ chồng.

2. Tranh hoa sen

Tranh hoa sen mang đến vẻ thanh khiết

Hoa sen tại Việt Nam là bông hoa của nhà Phật, biểu hiện cho sự thanh tao, thuần khiết. Không chỉ vậy hình ảnh hoa sen còn gợi lên sự độ lượng, lòng từ bi và cả sự thanh tẩy. Do đó, treo một bức tranh hoa sen trong phòng khách sẽ giúp cho tâm hồn trở nên nhẹ nhàng hơn. Tranh hoa sen cũng mang lại cảm giác tươi mát cho không gian và tăng thêm vượng khí cho căn nhà đấy nhé.

3. Hoa hướng dương



Tranh hoa hướng dương giúp "chiếu sáng" cho căn phòng

Những bông hoa mặt trời này sẽ mang lại sắc màu tươi sáng cho những căn phòng khách ảm đạm, thiếu sáng. Hơn nữa, chính sự rực rỡ của chúng cũng kích thích khiến cho tinh thần gia chủ lạc quan, tươi tắn hơn. Hãy treo hoa hướng dương để không gian sống thêm sinh động nhé.

4. Tranh cây tre trúc



Tre thể hiện mạnh mẽ

Tre hoặc trúc đều là biểu tượng của sức khỏe, sự trường thọ, tài lộc và sự ngay thẳng. Đồng thời, đây cũng là hình ảnh thể hiện sự kiên cường, dẻo dai vượt qua mọi nghịch cảnh trong cuộc sống.

Chính vì vậy cây tre luôn là hình ảnh tạo nên sức cổ vũ to lớn cho gia chủ, nâng cao tinh thần kiên cường và duy trì sự ổn định, vững chắc cho tâm hồn.

5. Tranh cửu ngư quần hội 



Tranh cá chép thể hiện sự đầy đủ, ấm no và sức mạnh

Ý nghĩa của cá trong phong thủy là sự đầy đủ, ấm no và cả sự tiến bộ vượt bậc nữa. Trong truyền thuyết, cá chép sau khi vượt vũ môn sẽ hóa thành rồng, nên cá chép còn là hình ảnh của sức mạnh tiềm tàng, sự linh động và thành công.

Cửu ngư quần hội là tranh vẽ chín chú cá chép bơi lội sinh động bên hoa sen, hoa mẫu đơn hay tán trúc xanh. Trong phong thủy, bức tranh này mang lại sinh khí mạnh mẽ cho không gian sống.

6. Tranh sơn thủy



Tranh sơn thủy hài hòa mang lại cảm giác dễ chịu cho gia chủ.

Tranh sơn thủy là những bức tranh họa về cảnh sông núi hùng vĩ. Dòng tranh này mang đến cảm giác mạnh mẽ cũng như sự dễ chịu, thư giãn cho gia chủ và khách.

Tranh phong thủy thường được vẽ với kích thước lớn, do vậy rất thích hợp để trang trí trong không gian rộng lớn của phòng khách.

Hình ảnh núi cao tượng trưng cho dương, và hình ảnh con sông mềm mại, âm tạo nên sự hài hòa âm dương cho gia đình.
Nguồn: http://yeutre.vn/bai-viet/6-buc-tranh-phong-thuy-nen-treo-trong-phong-khach-de-xua-tan-ta-khi.10970/
Mọi chi tiết xin liên hệ : Cửa Hàng Tranh Tài Phát. 
Địa chỉ : 88 - Đản Dị - Uy Nỗ - Đông Anh - Hà Nội.
ĐT: 04.39686869 - 09398352888

Thứ Ba, 6 tháng 12, 2016

MÃ ĐÁO THÀNH CÔNG





 Tranh thêu ngựa phi nước đại là gì ?

Trả lời : Là bức tranh thêu Ngựa thuộc dòng tranh thêu Mã Đáo Thành Công. Dòng tranh này miêu tả về những chú Ngựa đang tung vó phi nhanh mạnh mẽ bừng bừng khí thế, hí vang trời trên thảo nguyên hay đồng cỏ bao la hoặc những chú tuấn mã này cũng có thể phi bên bờ biển, thác ghềnh, sông suối, nước bắn tung toé nhìn tuyệt đẹp.
Tranh này chủ yếu treo để mang lại tài lộc và thịnh vượng, may mắn, giúp thăng tiến trong sự nghiệp cho gia chủ. Đặc biệt nhất của dòng tranh thêu Mã Đáo Thành Công là những bức tranh Bát Tuấn Đồ hay còn gọi là tranh thêu Ngựa Bát Mã (gồm tám con tuấn mã phi nước đại trên đồng cỏ như ở trên hoặc phi trên nước) thường được ưa chuộng nhất và cũng được xem là tranh Ngựa mã đáo đẹp nhất.

 Tranh thêu Mã Đáo Thành Công treo ở đâu?
 Tranh Thêu Bát Mã treo như thế nào thì tốt?
 Cách treo tranh thêu Bát Mã Thành Công?
 Vị trí treo tranh thêu Bát Mã cuồng phong hợp phong thuỷ…?

Trả lời :Trước mắt tranh treo là để ngắm! Tranh treo là phải ưu tiên vị trí nào dễ ngắm và thật đẹp càng tốt, nên đa phần thì sẽ tuỳ theo vị trí nội thất căn phòng của ngôi nhà bạn, tuỳ vào căn phòng nhà bạn lớn nhỏ, là nhà chung cư hay biệt thự, phòng khách hay phòng làm việc…và tuỳ vào sở thích của bạn nữa.
Tuy nhiên nếu bạn là người tin vào phong thuỷ và muốn treo theo phương vị cho hợp với ngũ hành thì sau đây chúng tôi có vài gợi ý để bạn tham khảo:
Một số chuyên gia khuyên rằng tranh thêu Ngựa tốt nhất nên để ở phòng khách ở nhà hoặc phòng làm việc ở cơ quan sẽ mang đến vận may về danh vọng, mang lại tình yêu hôn nhân hạnh phúc lâu bền (những vị trí khác không phải không được mà không tốt bằng thôi! )
Bạn nên treo tranh thêu Ngựa ở phía Nam hay phía Tây Bắc. Treo tranh thêu Ngựa ở phía Nam là vì ngựa thuộc vào chi Ngọ trong 12 địa chi, mà “Ngọ cung” lại ở phía Nam, vì thế đặt hình ngựa ở phía Nam là thích hợp nhất.
Nếu Bạn là doanh nhân thường xuyên đi công tác xa, làm ăn xa nhà thì trong trường hợp này, bạn nên đặt ngựa ở hướng Tây, Tây Bắc hoặc Đông Bắc để tăng cường cát khí cho các sao tốt ở các hướng này, chúng sẽ giúp ích cho công việc và việc làm ăn của bạn.
Nếu bạn muốn đạt được nguyện vọng thăng quan tiến chức, chuyển nhà, thay đổi công việc thì nên treo tranh tuấn mã ở vị trí dịch mã.
Tóm lại tranh tuấn mã thích hợp treo ở vị trí tương hợp là hướng Tây Nam, Đông Bắc và Tây Bắc, hoặc treo ở vị trí Ngọ, tức là chính Nam.
Những người cầm tinh tuổi con dê (mùi) , hổ (dần) và chó (tuất) hợp với ngựa, do đó thích hợp nhất là treo tranh thêu Mã Đáo Thành Công. Người cầm tinh con chuột(tý), trâu(sửu) và ngựa không hợp với ngựa do đó không nên treo tranh thêu mã đáo.
Điều cần tránh :
Bạn cũng cần tránh treo tranh ngựa có hình dáng ngựa quay đầu hướng trở ra cửa hay tranh để ở bếp và nhà tắm, phòng ngủ. Ngựa quay đầy ra cũng có nghĩa là mang tiền của ra đi (vì ngựa chiến thắng, ngựa mang tài lộc về ).
Không nên treo tranh tuấn mã ở hướng chính Bắc, bởi vì hướng chính Bắc là vị trí tương xung của ngựa. Treo tranh thêu ngựa hướng này sẽ kìm hãm tác dụng tốt của tranh ngựa.



Tuổi nào hợp với tranh thêu Ngựa nói chung như: Tranh Ngựa hợp với tuổi gì ? Tranh thêu ngựa hợp với những  tuổi nào? Tranh thêu Ngựa hợp với nam hay nữ hơn? Tranh thêu mã đáo thành công hợp với tuổi nào? Những ai hợp với tranh thêu Ngựa?…

Trả lời :Trong phong thủy, tuy Ngựa được xem là mang đến nhiều điềm lành và sự thịnh vượng nhưng lại đặc biệt khắc với những người tuổi Tý. Vì vậy, nếu bạn là người tuổi Tý thì không nên treo tranh ngựa .Còn nếu bạn là người tuổi Dần (hổ), tuổi Tuất (chó), tuổi Hợi (lợn) thì việc bày trí hình ảnh ngựa trong nhà rất có lợi. Rất nên treo tranh Ngựa. Người cầm tinh con chuột, trâu và ngựa không hợp với ngựa do đó không nên treo tranh thêu loại này.
Những tuổi còn lại thì không khắc cũng không kị nên treo hay không treo thì cũng không ảnh hưởng gì mấy đến lợi hại và dùng làm trang trí để đẹp không gian nhà vẫn tốt.

 Tranh thêu Ngựa chạy dưới nước.

Bức tranh bát mã chạy dưới nước hay còn gọi là bức tranh Lộc Mã ( đặc biệt là tranh Ngựa Bát Mã ) gồm nhiều chú ngựa tung vó phi nước đại dưới nước bên bờ biển, bờ sông, bên suối, thác ghềnh…
Bức tranh Bát Tuấn Đồ  ( tức tranh Ngựa Bát Mã ) vẽ tám con tuấn mã chạy trên bãi biển là một trong những tác phẩm nằm trong loạt tranh “Mã đáo thành công”. Trong Ngũ Hành, ngựa là hành Hỏa và hành động phi như bay trên nước là hành Thủy. Hai hành này tương khắc với nhau. Người ta tặng nhau bức tranh này với mục đích cầu mong người nhận có ý chí mạnh mẽ hơn, tinh thần phấn chấn hơn và luôn vươn lên trong mọi hoàn cảnh. Dù khó khăn đến đâu thì  người được tặng bức tranh ngựa này cũng có thể vượt qua được để đi đến thành công. Vậy cũng đồng ý với câu chúc là tai qua nạn khỏi, cuối cùng tốt đẹp may mắn.

Ý nghĩa bức tranh thêu mã đáo thành công

Ở các nước châu Á và cả ở Việt Nam vào mỗi dịp Tết đến xuân về, người ta thường tặng nhau bức tranh Ngựa “Mã đáo thành công” để cầu may mắn, tài vận, thành công trong sự nghiệp và cuộc sống. Ngoài ra, nhân dịp những sự kiện khác trong năm như khai trương cửa hàng, cửa hiệu, khánh thành công ty, tân gia, chúc mừng thăng quan tiến chức… thì tranh Mã Đáo Thành Công cũng là món quà luôn được ưu tiên lựa chọn nhất. Theo người xưa, sở dĩ trong bức tranh Mã Đáo Thành Công có tám con ngựa bởi số 8 “Bát” (chữ Hán là 八) đọc theo Hán ngữ thì gần âm với chữ Phát, có nghĩa là phát đạt, giàu có. Với mỗi loại tranh Mã Đáo khách nhau thì ý nghĩa cũng khác nhau tuy nhiên ý nghĩa chung của tranh Ngựa là cầu may mắn tài lộc thuận lợi trong làm ăn và thăng quan tiến chức.

 T

Mọi chi tiết xin liên hệ : Cửa Hàng Tranh Tài Phát. 
Địa chỉ : 88 - Đản Dị - Uy Nỗ - Đông Anh - Hà Nội.
ĐT: 04.39686869 - 09398352888