Xã hội Việt Nam từ xa xưa đã gắn liền với nông nghiệp và văn hóa xóm làng cũng bắt đầu từ đó. Mọi người trong làng thường có mối liên hệ khá thân thiết do đó mà việc con cái thành đạt trở về quê là điều giúp những bậc sinh thành nở mày nở mặt với mọi người trong làng. Trước kia, việc thi cử khó khăn, ba năm mới có một khoa, số sĩ tử được chấm đậu không nhiều, nên các vị tân khoa khi vinh quy bái tổ được đón rước rất trọng thể.
Ý nghĩa tranh Vinh Quy Bái Tổ
Tranh Vinh Quy Bái tổ là một dòng tranh dân gian thường được những người kinh doanh hay thành công treo trong nhà vừa như một cách để báo hiếu cha mẹ, mang thanh danh về cho gia đình, thể hiện được truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam ta. Tranh thường làm từ các loại gỗ quý hiếm có giá trị cao, được làm kỹ và chạm khắc nhiều nét tinh xảo cầu kì bởi bàn tay của các nghệ nhân.
Tục lệ Vinh Quy Bái Tổ có từ khi nào?
Theo sử sách ghi lại vào năm 1484, Vua Lê Thánh Tôn ban lệ “Bia Đá Đề Danh”, nghĩa là ghi lại danh tính của các tân khoa tiến sĩ trong các kỳ thi, bằng cách khắc vào bia đá, dựng ở Văn Miếu tại cố đô Thăng Long, để tên tuổi của họ lưu danh muôn thuở. Đã có 117 bia đá khắc tên 117 vị trạng nguyên đã được lưu dấu tại Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội, nhưng do thời gian dài và sự tàn phá từ thiên nhiên nay chỉ còn lại 82 bia đá ghi danh. Tuy nhiên đây cũng đủ để nói lên chứng tích coi trọng người tài của triều đình, đồng thời cho thấy đường lối cải cách đất nước đã được cách tân hơn.
Theo tục lệ Vinh Quy Bái Tổ thì: Đậu Tú tài được hàng xã đón rước, đậu Cử nhân được hàng tổng đón rước, đậu Đại khoa (từ Phó bảng trở lên) được hàng huyện đón rước.Sau khi thi, kết quả sẽ được người trong triều tới báo tin về làng và làng cử ngay người đến gặp vị Tân Khoa để xin ấn định ngày Vinh Quy Bái Tổ. Vị Tân Khoa khi trở về làng được Vua ban cho rất nhiều thứ từ yến tiệc, mũ áo, cân đai và những phúc lợi tiền bạc khác. Người trở về làng được đám đông đón rước rất long trọng và có trống đánh hiệu dọc đường. Thứ tự đoàn rước Vinh Quy Bái Tổ theo thứ tự gồm có cờ quạt, đến cờ biển vua ban tiếp đó là trạng nguyên cưỡi ngựa lọng che trên đầu cùng bốn lính hầu cầm quạt vây quanh. Nếu vị tân khoa đã có vợ thì người vợ cũng được đón rước bằng lọng, trong nhiều đám rước Vinh Quy Bái Tổ còn có mặt của người thầy dạy và cha mẹ của vị đó.
Tranh gỗ Vinh Quy Bái Tổ nên treo ở đâu?
Có thể thấy được việc được Vinh Quy Bái Tổ là một điều tuyệt vời mà ai cũng mong muốn đạt được. Do đó các gia đình nên treo tranh gỗVinh Quy Bái Tổ ở những vị trí dễ thấy trong phòng khách, gian chính nơi các thành viên trong gia đình thường tụ họp hay ở nhà thờ cổ của dòng họ như một cách để nhắc nhở con cháu trong nhà cũng phải biết cố gắng phần đấu học hỏi để sau này thành đạt không chỉ tốt cho chính bản thân mà còn cho cha mẹ và dòng họ nữa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét